Quảng Bình , Nơi Những Người Thương Tìm Đến Cứu Trợ Miền Trung Lũ Lụt

Quảng Bình , Nơi Những Người Thương Tìm Đến Cứu Trợ Miền Trung Lũ Lụt

Đừng xét đoán một người bằng cái nhìn của nửa con mắt thì với trường hợp trưởng thôn ăn chặn tiền cứu trợ của dân gần đây dậy sóng dư luận thì đây chỉ là một hành động sai trái của một cá nhân , cho nên cũng đừng vội vơ đũa cả nắm vì trên đời này có người tốt thì cũng có người xấu.

Khi truyền thông đưa tin thì mọi người la toán lên để vạch lá tìm sâu,vội vàng có ánh nhìn độc đoán cùng lời lẽ chua cay dành cho người khác,khi họ đang ngày đêm làm tốt công tác cứu trợ và phòng chống bão lụt cho người dân. 
 
 
 

Phán xét vội vã gây nên ác cảm cho các đoàn từ thiện hay nhà hảo tâm,mạnh thường quân muốn làm công tác thiện nguyện tại các tỉnh miền Trung trở nên khó khăn đối với người cho và người dân được nhận hỗ trợ.Trước những gút mắc đó thì bất cứ ai cũng không thể vô tình làm ngơ mà cho qua sự việc.Vì thế sau một chuyến hành trình về Quảng Bình,trước những sự việc mắt thấy tai nghe , đoàn thiện nguyện chúng tôi ghi lại khoảng khắc cứu trợ và cảm nhận của người trong cuộc để chia sẻ lại cho các bạn đọc giả khi đang có cái nhìn một chiều về chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ bà con nơi vùng lũ.Thật sự các cấp chính quyền hết lòng giúp đỡ người dân và tận tình trợ giúp cho các đoàn , hội , nhóm về địa phương làm từ thiện , chứ không như lời đồn đoán thất thiệt , bịa đặt nhầm làm mất lòng tin lẫn nhau.
 
 
Điều cần nói là những người đang muốn làm thiện nguyện hãy đến tận nơi , thấy tận mắt khi muốn trao quà cho người dân tận tay vì thật sự bạn sẽ đi một ngày đàng học một sàng khôn.Theo dấu chân của một trong các nhóm từ thiện từ TPHCM về miền Trung cứu trợ thì chúng tôi tin chắc một người ở nhà như “ thùng rỗng kêu to “ thì làm sao có thể tưởng tượng nổi sự gian khó trong chuyến hành trình về huyện Minh Hóa , tỉnh Quảng Bình.
 
 
Khi những chuyến hàng của một nhóm từ thiện đi trên chiếc xe container gần 40 tấn không thể chạy sâu vô thêm được nữa vì điều kiện đường đi trắc trở , lầy lội , hiểm nguy mà còn gặp thời tiết xấu thì những người trong đoàn đã nhờ sự giúp đỡ của chính quyền,điển hình là ông : Đinh Hữu Niên – Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Minh Hóa , cho người điều xe tải 15 tấn cùng nhân lực bốc vác hàng hóa để vận chuyển vào điểm tập kết trong thị trấn Quy Đạt.
 
Từ khi lũ về thì chính quyền cũng huy động lực lượng phòng chống và khắc phục hậu quả bão lụt với hơn 8000 người lính của Bộ Đội Biên Phòng , Cảnh Sát , Công An…
 
 
Các nhóm thiện nguyện như Nụ Cười Việt , Bạn Của Người Nghèo , Thiện Tâm , Phước Huệ Song Tu , Hội Quán Nghệ Thuật ( nhóm văn nghệ sĩ và báo chí ) … đã và đang ở lại trực chiến ở miền Trung để hỗ trợ người dân.
 
 
Theo chân bốn nhóm Nụ Cười Việt , Phước Huệ Song Tu , Thiện Tâm , Hội Quán Nghệ Thuật đi làm từ thiện , cảm thấy mọi người đều cố gắng hết sức,dành trọn tình cảm và tình thương yêu của đồng bào trên cả nước dành cho người dân đang bị thiên tai , người có hoàn cảnh khó khăn.Người bỏ của người bỏ công cùng tấm lòng chung tay với nhà hảo tâm , mạnh thường quân đi đến hầu hết các thôn , bản , xã xa xôi để trao quà tận tay , hỗ trợ đúng đắn và kịp thời cho các trường hợp cần thiết.
 
 
 
 
 
 
Ngoài hàng chục ngàn phần quà như nhu yếu phẩm ( nước mắm , dầu ăn , muối , gạo , đường , bột ngọt , mì gói … ) , vật dụng gia đình và đồ dùng học tập ( chăn mềm , quần áo , áo lạnh , giày dép , sách vở , tập trắng , cặp sách …) thì nhóm thiện nguyện còn tặng tiền mặt ( 500 ngàn đến 1 triệu cho một hộ gia đình khó khăn ) , xe đạp , áo phao  , hệ thống lọc nước sạch , hệ thống đèn điện , xây nhà ở chắc chắn , nhà nổi tránh lũ và thiết thực hơn là mua gia súc tặng cho bà con như : bò , lợn , gà … Được cái nhóm thiện nguyện hỗ trợ nhiều nhất là các vùng sâu , vùng xa , vùng lũ , nước ngập và trường học vì những nơi đó bị lũ lụt gây thiệt hại nhiều cho đời sống bà con và học sinh.Khi đến đây công tác thiện nguyện dù có tình nguyện viên tại địa phương nơi vùng lũ hay không , đoàn thiện nguyện thường đi khảo sát hầu hết người dân nơi đây để nắm tình hình , hầu hết người ở Quảng Bình ( điển hình là hai vợ chồng chủ quán ăn Trà My , thị trấn Quy Đạt )  đều cho rằng rốn lũ là xã Tân Hóa huyện Minh Hòa và xã Mai Hóa huyện Tuyên Hóa bị thiệt hại do ngập lụt toàn xã và cao nhất.Những người trẻ còn sức lao động từ chối nhận quà do họ nghĩ mình còn sức khỏe thì còn chịu đựng được vì còn làm ra được , tuy bị ngập nhưng không bằng dân vùng lũ cao.Bởi cái tình cái nghĩa với đồng bào nơi chôn rau cắt rốn là thế.Và một nghĩa cử cao đẹp của người nơi đây là chịu cực chịu khó làm tình nguyện viên cho các đoàn từ thiện về cứu trợ , tận tình hướng dẫn tận nơi , không quảng những tháng ngày đường xa , mưa nắng hay lội nước nơi vùng trũng , khuân vác hàng tấn hàng hóa , “ ăn dầm nằm dề “ cùng đoàn từ thiện.Bà con thật thà chất phác , xếp hàng ngay ngắn để nhận quà , họ sẽ trả lại những túi quà để lại cho người khác nếu chẳng may người trong nhóm có phát dư thêm một phần.
 
 
 
Điển hình phát quà ở bản Si , bản Dộ nhiều kỷ niệm nhất đối với anh Nguyễn Văn Khang – Trưởng nhóm từ thiện nhóm Nụ Cười Việt.Mặc dù đường đi hiểm trở nhưng mọi người trong nhóm thiện nguyện cũng không ngại gian khó vì đoạn đường đi vô rất khó khăn do đường trơn trợt , dốc đèo , khúc ngoặt quanh co , đường dất bị sạt lỡ , có vài tảng đá vụn , rơi vãi khắp nơi , cây cối thì ngã bật gốc…Chỉ cần chạy xe máy không cẩn thân thì lệch bánh một cái cũng rơi xuống vực sâu.Ấy thế mà người dân trong bản Dộ,bản Lòm phải đi bộ 4 tiếng trên con đường 20 km với cái gùi để ra đầu bản Si rồi vác quà về nhà sàn cũng bằng ấy thời gian.Trong mỗi gian nhà sàn nhỏ hẹp chừng 8m2-10m2 , nhà nào lớn lắm chỉ vài chục mét vuông .Đập vào mắt là tấm hình Bác Hồ treo trên cao , một sự tôn kính và biết ơn đến “ Người Cha Chung “ của dân tộc.Vì không có Bác thì cuộc sống người dân nơi đây còn khổ sở đến chừng nào , khi họ phải sống như người rừng vì đất đai chưa được khai hoang , bày biện đơn sơ là vật dụng gia đình , quần áo , cái bếp tự chế với thanh thép uống cong rồi cho thanh củi to đốt thành than để sử dụng nấu ăn ( những vật liệu rất dễ gây cháy trong không gian chật hẹp ).Chính quyền cũng hỗ trợ cho người dân nơi đây bằng công việc sinh kế lâu dài , đất đai để ở và trồng trọt , phát mỗi tháng 15 kg gạo hơn nửa năm rồi nhiều chính sách để giúp đỡ cuộc sống bà con tốt hơn.Nhiều đoàn đã lên đây để làm công tác thiện nguyện vì vùng đất họ ở giáp ranh biên giới , để sinh sống và canh tác cũng như đang giữ đất giữ rừng.Rất tiếc có nhiều nhóm không thể vô bản Lòm tuốt tận trong rừng sâu vì xe máy không thể vào,đường trơn trợt và đất đá sạt lỡ mà nếu có đi bộ cũng hơn hai tiếng đi vào chưa kể thời gian đi ra mà với thời tiết mưa bão,ngập lụt thì càng nguy hiểm hơn.
 
 
Nói đến xã Tân Hóa , huyện Minh Hóa , tỉnh Quảng Bình là cái rốn của vùng lũ nên bị thiệt hại nặng nề nhất do lượng nước đổ về nhiều nhất vì là vùng trũng , xung quanh núi và nước thượng nguồn đổ về.Chỉ cần mưa lớn vài ngày là nước lũ đổ về ngập hầu hết nhà dân trong xã có nơi ngập sâu 2m đến 3m và có lúc nước lên ngập lên tận mái nhà.
 
Khi nước rút thì các nhóm từ thiện đi xe lớn vô được nhưng chỉ đi đường đường phẳng và đường quốc lộ vì đất vẫn còn ngập , đôi chỗ vùng trũng còn ướt sũng , đi xe máy và đi bô còn khó khăn huống hồ một chiếc xe hơi 7 chỗ đã bị lún ngập bánh.Có thể đây là kỷ niệm khó quên nhất của Ban chủ nhiệm nhóm từ thiện Nụ Cười Việt và Hội Quán Nghệ Thuật , khi được ông : Cao Kết An – Bí Thư Chi Bộ thôn 1 , Cổ Liêm tận tình dẫn đoàn đi khảo sát thực tế từng hộ dân có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ nhất.Khi nhóm từ thiện đi bộ ra phía xe con thì bánh xe đã bị lún quá sâu , không thể chạy lên được . Anh em chúng tôi cùng gia đình chị Cao Thị Hường sinh năm 1990 nhưng có ba đứa con nhỏ ( người có hoàn cảnh khó khăn nhất của thôn 1 ,  khi ở nhà gỗ mục nát , đất sình sụt lún , trong nhà không có gì ngoài một cái giường tre cũ kỹ ) với ông Cao Kết An- Bí Thư Chi Bộ , hì hục đẩy xe lên đường dốc tránh vùng trũng ngập úng.Khi trời mưa bão , lũ về như hiện nay ( đợt 1 từ ngày 13/10 , 14/10 và đợt 2 ngày 1/11 đến nay 8/11 ) thì xã Tân Hóa hoàn toàn cách ly với bên ngoài.Các nhóm thiện nguyện không thể tiếp cận được do nước ngập sâu và lực lượng chính quyền địa phương đang ra sức cứu trợ người dân phòng chống bão lụt.
 
 
 
Nhiều nhóm đã dốc hết tâm sức mặc hiểm nguy chỉ muốn hỗ trợ kịp thời người dân vùng bão lũ , ngập lụt , như đi đò , thuyền , ca nô hay lội qua dòng nước để đem món quà phát từng hộ gia đình . Nhưng chỉ được lúc nước rút , nước đứng yên không mưa bão hay lũ không kéo về , chứ dòng nước xoáy , chảy xiết thì bà con cũng không dám chèo đò , thuyền ra nhận.
Thêm nữa lực lượng chính quyền địa phương phong tỏa nơi nguy hiểm  để ứng cứu và giúp đỡ bà con kịp thời, hơn hết là không muốn chuyện đáng tiếc xảy ra cho bất cứ một người nào.
 
Ai cũng có tấm lòng tốt dành cho đồng bào , càng xót xa hơn trước người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống , hơn thế nữa những mảnh đời bất hạnh nơi miền Trung bị lũ lụt triền miên.Trong tâm mỗi người luôn khắc ghi :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương , người trong một nước phải thương nhau cùng ,
Một con ngựa đau thì cả tàu không ăn cỏ “
 
 
 
Hiện nay không chỉ riêng xã Tân Hóa mà người dân vùng lũ cần hỗ trợ hệ thống lọc nước sạch , hệ thống đèn điện , nhu yếu phẩm ( nước mắm , dầu ăn , muối , gạo , đường , bột ngọt , mì gói , lương khô … ), vật dụng gia đình ( chăn mềm , quần áo , áo lạnh , giày dép , cặp sách ) , hơn thế nữa là áo phao ( giá sỉ một cái áo phao là 45 ngàn ) và nhà nổi chống lũ ( một căn nhà phao tầm 20 triệu đến 40 triệu )
 
Trích lời của chị Lê Nguyễn Hương Trà , một tình thiện nguyện cứu trợ miền Trung trong hai đợt lũ vừa qua :
 
Lê lết ở rốn lũ Quảng Bình mấy ngày nay tôi có suy nghĩ, là tính sao để nhìu người đỡ nháo nhào lên khi miền Trung gặp lũ lụt. Ngoài đây hàng năm có 3-4 nhiều khi đến 6 đợt nước lên lận nha. Theo thực tế, một trong những việc khả thi và thích hợp, cũng không quá đắt tiền là nhà phao!
 
Nhà phao là giải pháp tại chỗ trong khi chờ cứu hộ, có thể chuyển người và gia súc, tài sản an toàn và nhanh chóng khi lũ tới. Tại rốn lũ Tân Hóa (Quảng Bình), ông Ngô Thanh Đá - Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã Tân Hóa - nói chắc nịch: "Vừa rồi nếu không có sáng kiến làm nhà phao, chắc người chết nhiều lắm vì nước về trong đêm nhanh chưa từng thấy!".
 
Không biết bắt đầu từ đâu, nhưng nhà phao không phải ý tưởng lạ hay mới mẻ gì. Những ngôi nhà thiết kế đơn giản có hệ thống phao nổi tự động, nước dâng cao nhà lên theo. Được biết nhiều nhất là chương trình Nhà Chống Lũ của chị Jang Kều, được hưởng ứng rất nhiều từ cộng đồng mạng; trong ba năm qua đã làm được gần 300 căn. Gần đây có một bạn sinh viên dân miền Trung thiết kế, nhưng giá thành lại khá đắt.
 
Tại Quảng Bình, nói nhà phao phải kể đến trận lụt lịch sử trăm năm có một 2010. Sau đó, nhiều người ngồi lại bàn kế sống chung với lũ. Sáng kiến nhà phao được nhân rộng, đến nay toàn xã Tân Hóa nơi ngập nặng nhất vừa qua, có khoảng 320 cái nhà phao/700 hộ dân. Mọi người không còn bỏ nhà bỏ của chạy lên núi tránh lụt để sau đó trắng tay nữa!
 
Thùng phuy làm phao thì một cái thùng phuy khoảng 380 ngàn, thùng nhựa thì một cái là 420 ngàn cộng với gỗ, tole và vật liệu nữa thì tùy nhà to hay nhỏ, giá thành một căn nhà nổi từ 20 đến 40 triệu , bự hơn thì phải 50 triệu. Từ tháng 9 trở đi là bước vào mùa nước nổi, người dân chất thóc lúa, bắp đậu, tivi, xe máy, đồ đạc trong nhà lên hết phao. Người dân vùng lũ kể lại cho chúng tôi nghe, ban đầu cũng không quen vì bên trong phải lấy cân bằng không thì lật nhà, vài mùa qua thì đã an tâm. Có căn chứa gần 20 người, hàng xóm chưa có nhà phao chạy qua ở ké.
 
Hầu hết các hộ tự làm nhà phao, hộ nghèo thì được hỗ trợ. Năm ngoái Công ty Oxalis tặng 20 căn cho xã Tân Hóa. Đơn vị du lịch này còn có dự tính làm nhà phao đặt ở Chay Lap Farmstay nhận khách du lịch mùa nước nổi!
 
Đây có lẽ là giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu rủi ro về người và tài sản cho những vùng thường phải chịu lụt!
 
 
·        Những căn nhà phao ở rốn lũ Tân Hóa, Quảng Bình 10.2016. ( Hình ảnh )
·        Chân thành cám ơn Ban Quản Lý đoàn tàu SE5 đã miễn giảm giá tàu cho phóng viên và nhóm từ thiện tác nghiệp , đi từ Quảng Bình về TPHCM

Share this

Bài Viết Liên Quan

Mới Hơn
Next Post »